Tốc độ chuyển đổi số nhanh chóng để đối phó với những tác động từ COVID-19 vẫn đang tiếp tục định hình tương lai con người. Được thúc đẩy bởi nhu cầu kết nối mọi lúc mọi nơi, việc truy cập và giao dịch thông qua internet đã trở thành nhu cầu thiết yếu. Nhưng đi cùng với đó là những nguy cơ tấn công an toàn bảo mật gia tăng song hành.
Trong số những mối lo ngại lớn nhất có tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS). Vậy DDoS là gì, làm thế nào để phòng chống hiệu quả hoặc giảm thiểu thiệt hại tối đa?
DDoS là gì?
Tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) là một nỗ lực tấn công nhằm phá vỡ lưu lượng truy cập bình thường của một máy chủ, dịch vụ hoặc mạng mục tiêu, thông qua việc “nhấn chìm” hệ thống trong một lượng lớn lưu lượng truy cập Internet giả mạo. Nỗ lực xử lý tất cả những lưu lượng truy cập này sẽ nhanh chóng khiến hệ thống mục tiêu cạn kiệt tài nguyên và tới 1 lúc sẽ dừng hoạt động, khiến người dùng thật không thể truy cập, thao tác hoặc sử dụng dịch vụ.
Các cuộc tấn công DDoS thường sử dụng nhiều hệ thống máy tính bị xâm nhập làm nguồn lưu lượng tấn công. Máy được khai thác có thể bao gồm máy tính và các tài nguyên kết nối mạng khác như thiết bị IoT.
Có thể hình dung một cuộc tấn công DDoS giống như một vụ tắc đường bất ngờ trên đường cao tốc, khiến giao thông ách tắc cục bộ và các phương tiện không thể tới được đích đến.
Tấn công DDoS hoạt động như thế nào?
Các máy tính và các thiết bị khác (chẳng hạn như thiết bị IoT) đã bị nhiễm phần mềm độc hại sẽ được kẻ tấn công điều khiển từ xa. Các thiết bị riêng lẻ này được gọi là bot (hoặc zombie), và một nhóm bot được gọi là botnet.
Khi mạng botnet được thiết lập, kẻ tấn công có thể tổ chức cuộc tấn công bằng cách gửi các hướng dẫn từ xa đến từng bot.
Khi máy chủ hoặc mạng của nạn nhân bị botnet nhắm mục tiêu, mỗi bot sẽ gửi yêu cầu đến địa chỉ IP của máy chủ hoặc mạng đó, từ đó khiến máy chủ hoặc mạng bị quá tải, dẫn đến việc từ chối dịch vụ đối với lưu lượng truy cập từ người dùng thông thường.
Bởi vì mỗi bot là một thiết bị Internet hợp lệ, việc tách lưu lượng tấn công khỏi lưu lượng truy cập thông thường có thể rất khó.
Làm thế nào để xác định một cuộc tấn công DDoS?
Dấu hiệu rõ ràng nhất của cuộc tấn công DDoS là một trang web hoặc dịch vụ đột nhiên trở nên chậm chạp hoặc không khả dụng. Nhưng vì một số nguyên nhân - lưu lượng truy cập tăng đột biến chẳng hạn - có thể tạo ra các vấn đề về hiệu suất tương tự, nên thường cần phải điều tra thêm để đưa ra kết luận. Các công cụ phân tích lưu lượng có thể giúp bạn phát hiện một số dấu hiệu đáng chú ý sau của tấn công DDoS:
* Một số lượng lưu lượng truy cập đáng ngờ bắt nguồn từ một địa chỉ IP hoặc dải IP
* Một lượng lớn lưu lượng truy cập từ những người dùng có chung đặc điểm, chẳng hạn như loại thiết bị, vị trí địa lý hoặc phiên bản trình duyệt web.
* Sự gia tăng không giải thích được về yêu cầu đối với một trang hoặc mục tiêu nhất định.
* Các trường hợp lưu lượng truy cập kỳ lạ như tăng đột biến vào các giờ kỳ lạ trong ngày hoặc các trường hợp có vẻ đáng ngờ(ví dụ: tăng đột biến cứ sau 10 phút)
Phòng chống và giảm thiểu hiệu quả tấn công DDoS cho mọi website
Tấn cống DDoS có 1 số kỹ thuật phổ biến như HTTP flood, SYN flood, Volumetric attacks, DNS Amplification, tấn công tầng ứng dụng…, nhưng tựu chung đều sẽ làm ngưng trệ hệ thống , gây thiệt hại nặng nề cả về tài chính lẫn uy tín.
Với lưu lượng truy cập tấn công có thê tới hàng chục, hàng trăm nghìn lượt 1 lúc việc chặn, quét thủ công thường không mấy khả thi. Vì, sử dụng giải pháp chuyên biệt sẽ có hiệu quả triệt để hơn nhiều.
Bizfly Anti DDOS thiết lập các biện pháp bảo mật giúp bảo vệ mà không gây ảnh hưởng lên website. Các ứng dụng, website vẫn hoạt động ổn định, đảm bảo hiệu suất và tính khả dụng khi bị tấn công DDoS từ bên ngoài nhờ các tính năng vượt trội sau:
- Tự động phát hiện và chặn các đợt tấn công DDOS: Chặn request từ các nguồn tấn công tới trong thời gian ngắn (5s đến 1') đồng thời vẫn đảm bảo người dùng truy cập bình thường đến website.
- Cơ chế lọc linh hoạt: Tùy chỉnh lọc và chặn tấn công DDoS theo nhiều rule khác nhau như chặn theo domain, theo Session, theo URL.
- Không làm ảnh hưởng đến SEO: Không chặn request từ Google Bot / Facebook Bot hoặc một số Bot phổ biến phục vụ cho SEO.
- Hỗ trợ cơ chế Captcha: Cho phép người dùng thật vẫn truy cập được website bình thường khi có tấn công tần suất lớn.
- Cân bằng tải server gốc: Cân tải request xuống nhiều Web Server giúp tăng khả năng tùy chỉnh kích thước hệ thống theo tải thực tế.
- Tùy chỉnh IP chặn lọc: Hỗ trợ cài đặt IP Whitelist và IP Blacklist để cho phép hoặc chặn truy cập theo IP.
- Chặn DDoS nhiều tầng: Phát hiện và ngăn chặn nhiều dạng tấn công DDoS khác nhau ở các tầng L3, L4, L7.
- Tích hợp CDN: Lưu trữ và phân phối dữ liệu HTML tại nhiều Data Center khác nhau giúp tăng tốc độ truy cập cho người dùng, đồng thời giảm tải xuống Web server gốc.
Sử dụng Bizfly CDN (mạng phân phối nội dung do Bizfly Cloud phát triển) vừa giúp tăng tốc độ web hiệu quả vừa hỗ trợ giảm thiểu những ảnh hưởng từ 1 cuộc tấn công DDoS khi phân tán lưu lượng tấn công ồ ạt vào máy chủ gốc sang các máy chủ thứ cấp,
Hotline hỗ trợ: 024 7302 8888 / 028 7302 8888